Chỉ 12% lao động Việt Nam có trình độ chuyên môn cao

Theo báo cáo chỉ số nguồn nhân sự của Tập đoàn ManpowerGroup, số lao động có trình độ tay nghề hay chuyên môn cao tại Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 11,67%.

Theo báo cáo của ManpowerGroup, Việt Nam có số lượng lao động dồi dào với khoảng 50,74 triệu người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động phi chính thức chiếm đến 55% tổng lực lượng lao động. Những người này thường không có hợp đồng lao động và không được đóng bảo hiểm xã hội.


Các kỹ năng còn yếu của người lao động Việt Nam

Trình độ là một trong những điểm lao động Việt Nam cần khắc phục để cạnh tranh với các thị trường lao động khác. Mặc dù có tỷ lệ phổ cập giáo dục cao (khoảng 88%) nhưng số lao động có trình độ tay nghề hay chuyên môn cao tại Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 11,67%, gần như không đổi so với 3 năm trước.

Các kỹ năng mềm, trong đó có khả năng ngoại ngữ, đang có vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập, như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động Việt Nam đủ trình độ tiếng Anh để làm việc chỉ chiếm 5% lực lượng lao động. Tỷ lệ này khá thấp so với các quốc gia không nói tiếng Anh trong khu vực như Indonesia (10%), Malaysia (21%), Thái Lan (27%).

Báo cáo cũng cho biết mức thu nhập bình quân của lao động Việt Nam hiện là 275 USD (tương đương với khoảng 6,5 triệu đồng). Đây là mức chi phí lao động tương đối hấp dẫn với các nhà đầu tư, những người sử dụng lao động trong và ngoài khu vực.


Đào tạo người lao động để tận dụng tối đa nguồn nhân lực nội bộ


Năm 2023 là một năm đầy thách thức với nhiều doanh nghiệp và cả người lao động khi kinh tế khó khăn và thất nghiệp tăng cao. Việc tìm một nhân sự mới không khó nhưng để tìm người một cách nhanh chóng, phù hợp và thấu hiểu doanh nghiệp thì nhân lực nội bộ vẫn là sự lựa chọn thích hợp hơn.

Dưới đây là một số cách thức giúp nâng cao trình độ người lao động


Đọc tiếp: Gần 12% người lao động Việt Nam có trình độ chuyên môn cao